Ads (728x90)

Đề tài luận án: Mối quan hệ giữa sự công bằng trong đánh giá thực hiện công việc và kết quả làm việc của người lao động: Nghiên cứu tại các doanh nghiệp Hà Nội

Mối quan hệ giữa sự công bằng trong đánh giá thực hiện công việc và kết quả làm việc của người lao động
Mối quan hệ giữa sự công bằng trong đánh giá thực hiện công việc và kết quả làm việc của người lao động


Từ cơ sở lý thuyết về sự công bằng trong đánh giá thực hiện công việc (ĐGTHCV), sự hài lòng với ĐGTHCV, kết quả làm việc của NLĐ và qua kết quả khảo sát 603 NLĐ trong các DN Hà Nội, Luận án đã làm rõ hiện trạng sự công bằng trong ĐGTHCV và KQLV của NLĐ trong các DN Hà Nội; mối quan hệ giữa sự công bằng trong ĐGTHCV với sự hài lòng với ĐGTHCV, cũng như mối quan hệ giữa sự hài lòng với ĐGTHCV và kết quả làm việc của NLĐ trong các DN Hà Nội


Chuyên ngành: Quản trị nhân lực (Kinh tế lao động)  Mã số: 9340404
Nghiên cứu sinh: Hà Duy Hào    Mã NCS: NCS34.101LD
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS Phạm Thúy Hương    2. PGS.TS Lê Thanh Hà
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Từ cơ sở lý thuyết về sự công bằng trong đánh giá thực hiện công việc (ĐGTHCV), sự hài lòng với ĐGTHCV, kết quả làm việc của NLĐ và qua kết quả khảo sát 603 NLĐ trong các DN Hà Nội, Luận án đã làm rõ hiện trạng sự công bằng trong ĐGTHCV và KQLV của NLĐ trong các DN Hà Nội; mối quan hệ giữa sự công bằng trong ĐGTHCV với sự hài lòng với ĐGTHCV, cũng như mối quan hệ giữa sự hài lòng với ĐGTHCV và kết quả làm việc của NLĐ trong các DN Hà Nội, cụ thể:
(1) Khẳng định sự công bằng trong ĐGTHCV bao gồm 3 thành phần: sự công bằng về thông tin, sự công bằng về quy trình và sự công bằng về kết quả ĐGTHCV có mối quan hệ thuận chiều với sự hài lòng với ĐGTHCV của NLĐ trong các DN tại Hà Nội; Tuy nhiên, thành phần sự công bằng về ứng xử giữa người quản lý với NLĐ trong ĐGTHCV không có tác động đến sự hài lòng với ĐGTHCV.
(2) Khẳng định sự hài lòng với ĐGTHCV bao gồm 3 thành phần: sự hài lòng với quy trình ĐGTHCV, sự hài lòng với phỏng vấn ĐGTHCV, sự hài lòng với các kết quả ĐGTHCV có mối quan hệ thuận chiều với kết quả làm việc của NLĐ trong các DN tại Hà Nội, cụ thể là (i). Kết quả thực hiện công việc được giao, (ii). Kết quả thực hiện công việc phát sinh, và (iii) Hành vi cản trở công việc. 
(3) Khẳng định sự công bằng trong ĐGTHCV có tác động gián tiếp tới kết quả làm việc của NLĐ thông qua biến trung gian là sự hài lòng với ĐGTHCV.

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Kết quả luận án cho thấy, khi sự công bằng trong ĐGTHCV được phân tích dưới bốn yếu tố cấu thành là (i) Sự công bằng về ứng xử giữa người quản lý với NLĐ trong ĐGTHCV; (ii) Sự công bằng về thông tin trong ĐGTHCV; (iii) Sự công bằng về quy trình ĐGTHCV; và (iv) Sự công bằng về kết quả ĐGTHCV sẽ giúp cho các nhà quản trị DN và NLĐ hiểu rõ hơn các yếu tố tạo nên sự công bằng trong ĐGTHCV. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, khi người lao động trong các doanh nghiệp Hà Nội nhìn nhận hoạt động ĐGTHCV đảm bảo sự công bằng sẽ giúp họ hài lòng hơn với ĐGTHCV. Bên cạnh đó, khi các doanh nghiệp Hà Nội đảm bảo cho người lao động hài lòng với ĐGTHCV thông qua 3 khía cạnh là: sự hài lòng với quy trình, sự hài lòng với phản hồi và sự hài lòng với kết quả ĐGTHCV thì sẽ góp phần cải thiện kết quả thực hiện công việc được giao, kết quả thực hiện công việc phát sinh, và hạn chế hành vi cản trở công việc của NLĐ trong tổ chức 
Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đưa ra một số khuyến cáo với ban lãnh đạo và NLĐ trong các doanh nghiệp Hà Nội nhằm nâng cao sự hài lòng với ĐGTHCV và cải thiện kết quả làm việc của người lao động, cụ thể: (i) Để gia tăng sự hài lòng với đánh giá thực hiện công việc của NLĐ, các doanh nghiệp Hà Nội khi xây dựng và triển khai chính sách ĐGTHCV cần đảm bảo sự công bằng và khách quan, vấn đề này cần được thực hiện trên cả 03 thành phần: Công bằng về thông tin; Công bằng về quy trình; và công bằng về kết quả trong ĐGTHCV; (ii) Để cải thiện kết quả làm việc của NLĐ, từ kết quả nghiên cứu chỉ ra là kết quả làm việc của NLĐ chịu tác động của 2 yếu tố quan trọng là: động lực (sự hài lòng với ĐGTHCV), và môi trường (sự công bằng trong ĐGTHCV). Điều này gợi ý cho các nhà quản trị trong DN hiểu rõ được các yếu tố chính ảnh hưởng đến kết quả làm việc của NLĐ để có cách tiếp cận đúng và rõ ràng để đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao kết quả làm việc của NLĐ trong các DN Hà Nội.

Next
Bài đăng Mới hơn
Previous
This is the last post.

Đăng nhận xét

Blogger